Hướng dẫn đầu tư máy cắt Laser

Đối với hầu hết các đơn vị sản xuất, mua một máy laser là một khoản đầu tư lớn. Đó không chỉ là khoản đầu tư ban đầu bạn phải trả, mà thực tế là việc mua sẻ có tác động lớn đến toàn bộ quá trình sản xuất. Nếu chọn sai thiết bị, bạn phải sống với quyết định trong một thời gian khá dài. Mỗi nhà sản xuất trung bình sử dụng mỗi máy laser trong khoảng 7 đến 10 năm.

Bạn có biết lúc nào thì nên mua một máy cắt laser không ? Ngay cả khi bạn đang sở hữu một máy cắt laser, thì điều gì đã thay đổi kể từ lúc bạn mua ?

Hướng dẫn này sẻ giúp bạn có một số cách nhìn trong việc quyết định mua Laser và đưa ngành sản xuất của bạn lên một tầm cao mới!

Lý do bạn cần phải có máy cắt laser là gì?

Có lẽ câu hỏi thực sự là, tôi có nên mua máy cắt laser không? Vì nhiều lý do, đầu tư vào một thiết bị cắt kim loại khác có thể có ý nghĩa hơn đối với hoạt động sản xuất của công ty bạn. Vì vậy hãy tìm hiểu thật kỹ những ưu điểm và những vấn đề khó khăn của từng loại thiết bị để giảm thiểu bất kỳ sự hối tiếc nào có thể trong tương lai.

1. Máy dập

Tùy thuộc vào khối lượng sản phẩm, một máy dập có thể cho chi phí đầu tư, chi phí sản xuất thấp nhất cho một loại sản phẩm với số lượng lớn. Tuy nhiên khi nói về đột dập, bạn hiểu là mỗi sản phẩm cần phải có một loại chày cối đột dập khác nhau. Bạn phải có một thư viện các loại chày, khuôn, cối đột dập để làm tất cả các sản phẩm của mình, trường hợp có nhiều loại sản phẩm và số lượng ít thì chi phí gia công khuôn và lợi nhuận sản phẩm cũng không chênh nhau là mấy. Việc thiết kế và gia công các khuôn phức tạp cũng sẻ ảnh hưởng đến cơ hội nhận đơn hàng cũng như thời gian giao hàng của bạn.

Nhưng máy đột, dập cũng thể hiện được rất nhiều vai trò của nó, chẳng hạn như làm các ô chớp, mang thông gió hay đột lỗ với tốc độ cực nhanh, nó như một quy trình sản xuất cũng không thể thiếu !

Vậy nếu thay thế máy Laser cho máy đột, bạn sẻ giải quyết được các vấn đề như cắt biên, cắt góc, đột lỗ hoặc cắt hình bất kỳ trên tôn tấm mà không cần phải gia công nhiều loại khuôn hoặc thay đổi nhiều máy trong một quy trình sản xuất.

2. Máy cắt Plasma và máy cắt tia nước

Một máy cắt plasma có độ nét cao rất tốt cho việc xử lý các vật liệu dày và cho các ứng dụng mà chất lượng cạnh biên hoặc đục lỗ không quan trọng.

Một máy cắt tia nước cũng tốt cho vật liệu dày và cho các ứng dụng mà kim loại không thể chịu nhiệt, đây là phương pháp để giải quyết các nhược điểm của phương pháp cắt nhiệt.

Cả hai phương pháp cắt plasma và tia nước đều có giá đầu tư thấp hơn máy cắt laser, nhưng tốc độ cắt lại thấp hơn rất nhiều lần so với máy laser. Tất nhiên máy cắt tia nước có thể tăng năng suất với việc sử dụng nhiều đầu cắt hoặc xếp chồng vật liệu lên nhau để cắt một lần, nhưng rõ ràng sẻ ảnh hướng đến độ chính xác của sản phẩm mà bạn cần.

Chúng ta có thực sự cần phải mua máy cắt Laser không ?

Một công ty không có máy cắt laser thường chuyển các đơn hàng hoặc các chi tiết cần phải cắt laser sang các công ty khác có máy laser. Kịch bản này không mấy rủi ro, bạn vẫn có thể sử dụng nếu có đối tác uy tín và giá cả phải chăng.

Nhưng sẻ đến lúc bạn phải tự hỏi liệu đã đến lúc công ty phải có máy cắt laser? Điều này phải được xem xét ngay cả khi mối quan hệ kinh doanh với thầu phụ cắt laser đang rất tốt.

Làm thế nào để biết đâu là thời điểm thích hợp đầu tư một máy cắt laser ?

Hãy nhìn vào số tiền bạn chi hàng tháng cho các đơn hàng thuê cắt laser bên ngoài.

Nếu bạn cần một chiếc máy và không mua nó, thì cuối cùng bạn sẽ nhận ra rằng bạn đã trả tiền cho nó và không có nó !

Henry Ford (chủ tịch ô tô Ford)

Nếu quyết định đưa ra là bạn sẻ đầu tư một máy cắt laser, bạn sẻ có thể rơi vào hoàn cảnh bạn cần chứng minh lý do tại sao việc đầu tư cần phải được thực hiện?

Chi phí gia công bên ngoài quá lớn chỉ là một điểm khởi đầu cho sự biện minh !

Bạn cần phải có một bài toán phân tích đầu tư chi tiết như quá trình sản xuất sẻ hiệu quả hơn bao nhiêu nếu sử dụng laser? Quy trình cải tiến như thế nào? Ngoài lợi nhuận cắt thuê mà bây giờ bạn sẻ hưởng đã nêu ở trên thì chi phí nhân công? Chi phí tiêu thụ? Chi phí nguyên vật liệu sẻ thay đổi như thế nào?

Tìm ra những câu trả lời này sẻ cung cấp cho ban lãnh đạo công ty hoặc thậm chí nhà đầu tư hoặc tổ chức tín dụng thấy được tính khả thi về tiết kiệm sản xuất và lợi tức đầu tư tiếp theo sau khoản đầu tư ban đầu.

Vấn đề vướng mắc là gì?

Khác với vấn đề chi phí đầu tư, khi các đơn vị sản xuất đặt câu hỏi lý do tại sao họ cần phải mua máy cắt laser. Họ thường đề cập đến các vấn đề sau đây. Hãy tự hỏi mình những câu hỏi này xem bạn có nằm trong trường hợp nào hay không nhé?

  • Đã bao nhiêu lần chúng ta mất đơn hàng tiếp theo vì giao hàng trễ ?
  • Đã bao giờ chúng ta phải từ chối các đơn hàng vì sản phẩm làm ra có chất lượng kém và không đáp ứng được yêu cầu của đối tác?
  • Làm thế nào để nâng cao hồ sơ năng lực của mình? Và việc đầu tư máy cắt laser sẻ giúp chúng ta như thế nào trong việc nhận thêm nhiều đơn hàng hơn?
  • Chúng ta nên mua máy cắt laser từ đơn vị nào?

Hiện nay bạn có rất nhiều lựa chọn thương hiệu để mua một máy cắt laser. Có những công ty chuyên cung cấp thiết bị đã qua sử dụng, những nhà sản xuất thiết bị gốc như Yawei, Bystronic, Amada, HSG laser, Bodor… hoặc thậm chỉ cả máy được tân trang lại.

Lời khuyên ở đây là bạn nên tìm các nhà cung cấp thiết bị mới sản xuất xong trong năm đó, bởi vì công nghệ laser trong những năm gần đây có tốc độ phát triển rất nhanh. Một máy laser có tuổi thọ 3 năm trước thì công nghệ đã khá cũ so với hiện tại.

Lựa chọn công nghệ CO2 hay Fiber ?

Hai loại laser đang chiếm phần lớn thị trường là laser khí CO2 truyền thống và laser sợi quang (fiber) mới hơn. Laser Co2 là con ngựa dã chiến của ngành chế tạo kim loại trong hai thập kỷ trước. Những tia laser này hoạt động bằng cách phóng điện tích thông qua bộ cộng hưởng chứa đầy khí (bao gồm COCO2) sau đó sử dụng gương để tập trung và phát chùm tia. Còn với laser sợi quang (fiber), các dải diot được sử dụng để tạo ra tia laser, nó được truyền và khuếch đại thông qua cáp quang, tương tự như được sử dụng trong ngành viễn thông.

Laser fiber xuất hiện lần đầu vào khoảng năm 2018, có chi phí vận hành thấp hơn và mang lại tốc độ cắt cao hơn so với laser CO2. Công nghệ sợi quang ban đầu chỉ có thể cắt ở tốc độ cao trên các vật liệu mỏng, nhưng với sự ra đời của các thiết bị phát laser mạnh hơn, các laser sợi quang đang thể hiện tốc độ cắt mạnh mẽ ngay cả trong vật liệu dày 16-25mm. Do đó, laser sợi quang (fiber) có xu hướng là một lựa chọn phổ biến, mặc dù giá đầu tư ban đầu cao hơn.

Ngoài ra, Công nghệ sợi quang (fiber) có thể mở ra một cơ hội mới cho các ngành sản xuất khi có thể cắt vật liệu phản chiếu, chẳng hạn như đồng thau và đồng, hoặc inox gương, trong khi laser Co2 rất khó để thực hiện.

Một số ứng dụng vẫn phù hợp cho Laser CO2, chẳng hạn như các ứng dụng đòi hỏi chất lượng đường cắt tốt hơn trên các vật liệu dày hơn hoặc các vật liệu phi kim chuyên dụng.

Sau khi kết thúc thời gian bảo hành, xin lưu ý rằng bạn sẻ phải bảo trì thiết bị liên tục và định kỳ hằng năm. Hiện một số hãng cung cấp laser có chi phí bảo trì khá lớn sau khi hết bảo hành và khách hàng đang phải gồng gánh chịu những chi phí đó, Laser fiber có ít bộ phận truyền tia phức tạp hoặc gương phản chiếu hơn khi tạo ra tia laser, không giống như máy CO2, trong vòng đời hoạt động, laser fiber ít cần bảo trì hơn CO2 do đó chi phí thấp hơn nhiều.

Phần mềm sử dụng cho máy cắt laser là gì ?

Trong hầu hết trường hợp, các nhà sản xuất đã sử dụng gói phần mềm tích hợp sẵn theo máy. Phần mềm đó có thể hoạt động hiệu quả trong nhu cầu hiện tại nhưng về lâu dài liệu nó đã phải là phương án tối ưu hay chưa? Bạn hãy lưu ý về những nhu cầu trong tương lai.

Thế giới đang dịch chuyển theo xu hướng công nghiệp 4.0 và nói nhiều về sự kết nối gia tăng giữa các máy thông qua phần mềm, nó sẻ khiến bạn đặt câu hỏi liệu một phần mềm có thể chạy chung cho tất cả các thiết bị có trong nhà xưởng không ? Ngoài ra một vấn đề nữa là liệu máy laser có thể tích hợp vào mạng quản lý của công ty hay không ? Tốc độ cắt không phải là thứ duy nhất mang lại tiền cho bạn, mà việc thu thập, quản lý thông tin trong quá trình vận hành thiết bị sẻ dẫn đến việc ra quyết định kịp thời nhận hay không nhận đơn hàng, nhận bao nhiêu đơn… điều này quyết định rất lớn trong doanh thu của bạn.

Vậy chi phí thực sự của triển khai phần mềm là gì ?

Với một khoản đầu tư laser lớn như vậy, một đơn vị sản xuất cần biết mức độ hiệu quả của thiết bị đang hoạt động. Bạn cần biết nhiều hơn là chỉ khi  có mặt tại nhà máy, đó là bài toán giám sát hiệu suất thiết bị toàn diện.

Bạn cần lựa chọn phần mềm có thể đo lường hiệu quả thiết bị tổng thể của máy laser trong thời gian thực. Giám sát, đánh giá hiệu quả, tính chi phí cắt cho mỗi sản phẩm, tối ưu phương pháp cắt, đồng bộ dữ liệu kho hàng, tích hợp với hệ thống ERP của bạn và rất nhiều nữa..

Với chi phí khoảng 1% so với thiết bị, đầu tư phần mềm hiệu quả có thể mang lại mức tăng năng suất từ 10-50% so với mức hoàn vốn dưới bốn tháng.

Làm thế nào để đưa ra quyết định mua hàng dễ dang hơn?

Bạn hãy đặt ra các câu hỏi tương tự như đã nêu ở trên với các đơn vị cung cấp thiết bị và cố gắng lọc ra hai đến ba nguồn cung cấp khả thi nhất.

Việc mua một chiếc máy như vậy có thể là một nhiệm vụ quá sức. Đó là lý do tại sao bạn nên tham gia một số hiệp hội công nghiệp để kết nối với các doanh nghiệp sản xuất khác và học hỏi từ họ, hoặc thậm chí tìm kiếm sự giúp đỡ của một số đối tác đã trải qua hoặc quen thuộc với loại thiết bị này.

Mong rằng một số gợi ý nêu trên sẻ giúp ích cho bạn khi có kế hoạch đầu tư máy laser.

Add Comment